KINH KHỔ (Thu âm trước 1975)

Mời anh chị em và các cháu nghe nhạc phẩm Kinh Khổ do nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sáng tác trước 1975 như những lời tiên tri cho cuộc chiến tự vệ đầy bi tráng của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Nhạc phẩm này đã được thu vào băng nhạc Trường Sơn 6 qua tiếng hát Khánh Ly phát hành năm 1972. Tôi thực hiện video này bằng hình ảnh đau thương mà những bà mẹ, những người chị và tuổi thơ Việt Nam phải chịu đựng sau khi đảng CSVN quyết định CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga Tàu.

Lời dẫn trích từ chính luận “Nhìn Lại Chiến Tranh” của tôi qua giọng đọc của chị Diễm Hương và em Nam Phong thuộc đài Tiếng Nước Tôi.

“Sau khi thoát khỏi ách thực dân, những ngày tháng thanh bình không được bao lâu, tiếng súng lại nổ vang. Bộ chính trị đảng Lao Động Viêt Nam, tên đối ngoại của đảng Cộng Sản Việt Nam, quyết định Cộng Sản hóa miền Nam bằng con đường vũ lực. Từng đoàn thanh niên miền Bắc lại phải từ giã mái trường, từ giã gia đình thân thuộc, băng rừng vượt suối vào Nam để hoàn thành giấc mơ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của Hồ Chí Minh và quốc tế Cộng Sản. Chim rừng Trường Sơn bặt tiếng hót. Màu hỏa châu thay thế ánh trăng vàng. Tiếng đại bác đêm đêm đã thay cho tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Những chiếc bánh vẽ độc lập, tự do, hạnh phúc lần nữa được trưng bày giữa căn nhà đổ nát và nghèo đói Việt Nam.Trong suốt 20 năm từ sau năm 1954, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác hơn là phải chiến đấu bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa. Người dân miền Nam đã chung lưng nhau chiến đấu để bảo vệ quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Nhân dân miền Nam không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để giữ từng cù lao, từng khoảng không gian của vùng trời, từng hải lý của vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của họ.Và cũng từ đó, Kinh Khổ ra đời ….”



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *